"Http://CaoDaiTN.BlogSpot.Com - Http://NguyenNha.Vnweblogs.Com

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH -thời- ĐẠI ÂN XÁ

Đại Ân Xá là gì ?

Đại Ân Xá hay Đại Xá là Đức Chí Tôn ban ơn huệ lớn lao bằng cách tha thứ tội lỗi cho những kẻ có tội.
Kể từ ngày khai ĐĐTKPĐ, tức là khai Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn mở ra một thời kỳ Đại Ân Xá cho các đẳng linh hồn trong càn khôn thế giới và cho toàn cả chúng sanh, để chúng sanh tu hành dễ bề đắc đạo. Cho nên ĐĐTKPĐ cũng được gọi là Đại Ân Xá Kỳ Ba.
Muốn hưởng được sự ân xá nầy, mỗi người phải biết thành tâm hối lỗi, ăn năn sám hối tội tình, cải tà qui chánh, lập lời Minh Thệ, nhứt quyết  tu hành, lập công bồi đức. Những tội lỗi của họ đã chồng chất từ nhiều kiếp trước được Ơn Trên cất giữ lại (không đem ra trừng phạt) và cho họ làm một tân dân (người dân mới) trong cửa Đạo, nhờ vậy người nhập môn hành đạo rảnh nợ tiền khiên, chỉ lo trau giồi Đạo hạnh, lập công bồi đức, để sau cùng lấy công đức trừ dứt tội tình, thì có thể đắc đạo trong một kiếp tu.
Ngày khai Đạo Cao Đài là ngày 15-10-Bính Dần (1926) là ngày khởi đầu thời Đại Ân Xá Kỳ Ba.
Đức Chí Tôn ban cho nhơn loại các đặc ân sau đây :
1. Tha thứ tội lỗi ở các kiếp trước của những người biết hồi đầu hướng thiện, nhập môn cầu đạo, lập Minh Thệ với Đức Chí Tôn, nhứt tâm tu hành. Cho nên trong Kinh Giải Oan (KGO) và Kinh Cầu Bà con Thân bằng Cố hữu đã qui liễu (KCBCTBCHĐQL) có các câu sau đây :
     May đặng gặp hồng ân chan rưới,
     Giải trái oan sạch tội tiền khiên. (KGO)
     Chí Tôn xá tội giải oan,
     Thánh, Thần, Tiên, Phật cứu nàn độ căn.
     Ơn Tạo hóa tha tiền khiên trước,
     Đưa linh phan tiếp rước nguyên nhân.
    (KCBCTBCHĐQL)
2. Đức Chí Tôn đặc ân cho các tín đồ Cao Đài, khi chết, linh hồn được Cửu vị Tiên Nương hướng dẫn đi lên 9 từng Trời của Cửu Trùng Thiên, mỗi nơi đều được quan sát các cảnh Trời đẹp đẽ mà dưới thế gian không bao giờ có, đến bái kiến các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, đến Minh Cảnh Đài để xem xét tất cả hành vi thiện ác của mình đã gây ra trong suốt kiếp sống nơi cõi trần, đến DTC ở từng Trời Tạo Hóa Thiên để bái kiến Đức Phật Mẫu, rồi tiếp tục đi lên Ngọc Hư Cung bái kiến Đức Chí Tôn để cây Cân công bình thiêng liêng của Tòa Tam Giáo cân tội phước.
Phước nhiều thì được phong thưởng bằng phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tương xứng. Nếu tội nhiều thì bị đưa đến cõi Âm Quang, vô Tịnh Tâm Xá mà định tâm tịnh trí xét mình, cầu nguyện Đức Chí Tôn độ rỗi. Tại đây có Thất Nương DTC giáo hóa các nữ tội hồn và Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giáo hóa các nam tội hồn.
3. Đức Chí Tôn cho đóng cửa Địa ngục. Các tội hồn không còn bị hành hình thảm khốc nơi Địa ngục như trước nữa, mà được đưa đến cõi Âm Quang để học Đạo, cầu khẩn Đức Chí Tôn cứu rỗi, chờ ngày tái kiếp trở lại cõi trần để trả cho xong nghiệp quả.
4. Đức Chí Tôn cho mở cửa Cực Lạc Thế Giới để rước những người đầy đủ công đức đắc đạo. Nếu người nào quyết chí tu hành, chỉ trong một kiếp tu cũng có thể đắc đạo. “ Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại trong càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng.” 
       Đóng Địa ngục, mở tầng Thiên,
   Khai đường Cực Lạc, dẫn miền Tây phương. (KGO)
5. Những người bị tội Tận đọa Tam đồ bất năng thoát tục được ân xá, những người bị tội Ngũ Lôi tru diệt, cũng nhờ Đại Ân Xá nầy mà được Đức Phật Mẫu huờn lại chơn thần, tất cả đều đặng tái kiếp lập công chuộc tội.
Thời kỳ Đại Ân Xá không phải kéo dài đến thất ức niên (700 000 năm) mà chỉ được giới hạn trong khoảng thời gian từ ngày Khai Đạo cho đến khi Đức Di-Lạc Vương Phật mở Đại Hội Long Hoa là chấm dứt, vì đã bước vào một thời kỳ tiến hóa khác của nhơn loại.
Chúng ta hôm nay gặp Đạo Cao Đài, được làm môn đệ của Thượng Đế, là một duyên may ngàn năm một thuở, nếu không mau mau bước chân vào cửa Đạo lo việc tu hành, lập công bồi đức, cứ để dần dà ngày tháng trôi qua, có mong chi đắc đạo  trở về ngôi vị cũ.

Hai giai đoạn tu hành
Trong công việc tu hành, phải trải qua 2 giai đoạn:
-  Giai đoạn làm công quả.
-  Giai đoạn luyện đạo.
1.  Giai đoạn làm công quả.
Làm công quả là làm tất cả công việc có tính cách giúp người giúp đời mà không nhận sự đền đáp bằng tiền bạc hay vật chất nơi cõi trần nầy, mà chỉ mong nhận được kết quả tốt đẹp cho phần linh hồn nơi cõi thiêng liêng.
Trong việc công quả nầy, trước hết là phải lo phổ độ nhơn sanh bỏ ác theo lành, nhập môn vào Đạo, và tiếp theo là lo giúp đỡ nhơn sanh về đời sống vật chất và tinh thần, gọi chung là phụng sự nhơn sanh. Giai đoạn làm công quả nầy còn được gọi là : Ngoại giáo công truyền.
Chúng ta tùy theo khả năng và sở thích, có thể lựa một trong ba cơ quan để làm công quả sau đây :
a)  Cửu Trùng Đài :
Chúng ta làm công quả đi từ phẩm thấp nhất là Đạo hữu, lần lần lên Chức việc Bàn Trị Sự. Khi đủ công nghiệp thì cầu phong lên hàng Lễ Sanh, rồi tiếp tục làm công quả để tiến lên hàng Thánh thể của Đức Chí Tôn, sau cùng được thăng lên các phẩm cao cấp là : Đầu Sư, Chưởng Pháp, đứng vào Tiên vị. Làm công quả để tiến hóa như vậy gọi là đi theo phẩm trật Cửu phẩm Thần Tiên hay Cửu Thiên Khai Hóa. Trong số các Chức sắc tiền bối, Ngài Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh (1906-1985) đã làm công quả trong hơn 30 năm, đi từ phẩm Đạo hữu, rồi Chánh Trị Sự và sau cùng lên tới phẩm Đầu Sư.
b) Hiệp Thiên Đài :
Nếu chúng ta muốn làm công quả nơi HTĐ thì phải thi tuyển vào phẩm Luật Sự của Bộ Pháp Chánh, rồi dần dần lập công, thăng lên phẩm Sĩ Tải, đi hết 7 phẩm cấp của Bộ Pháp Chánh là đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, sau cùng có thể tiến lên phẩm vị Thời Quân khi có công phổ độ một nước, và được ân phong đặc biệt của Đức Chí Tôn.
c) Cơ Quan Phước Thiện :
Nếu muốn lập công nơi CQPT, chúng ta phải xin giấy chứng nhận do Bàn Trị Sự và Tộc Đạo nơi mình ở cấp cho, rồi nạp hồ sơ vào cơ sở Phước Thiện mà mình muốn lập công, làm Tờ Hiến Thân vào Hội Thánh Phước Thiện.
Người mới vào làm công quả nơi cơ sở lương điền hay công nghệ của CQPT thì gọi là Đạo sở. Sau thời gian 6 tháng thì được vào Minh Đức, là phẩm thấp nhứt trong Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng của CQPT. Làm công quả nơi CQPT gọi là tiến hóa theo Thập nhị đẳng cấp th. liêng.
* Ngoài ra những vị Đạo hữu nào có tay nghề chuyên môn đặc biệt như nghề đờn, nghề xây dựng, . . . thì có thể xin lập công quả nơi các cơ quan chuyên môn của Đạo như : Bộ Nhạc Lễ, Ban Kiến Trúc, vv. . . .
2.  Giai đoạn tu luyện.
Khi đã lập công bồi đức đầy đủ rồi thì mới được tuyển vào Tịnh Thất, có Tịnh chủ dạy cho luyện đạo.
Trong phép luyện đạo của Đạo Cao Đài, Tịnh chủ dạy cho cách luyện Tam bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt, để được Tam hoa tụ đảnh, Ngũ khí triều nguơn, tạo được chơn thần huyền diệu, có thể xuất nhập thể xác tùy ý mà vân du đến các cõi thiêng liêng. Ấy là đắc đạo tại thế.
Nhưng làm sao biết được có công đức đầy đủ ?
Đức Phạm Hộ Pháp giải thích : “ Trước khi vào tịnh thì phải có đủ Tam Lập : Lập Đức, Lập Công, Lập Ngôn.
Nơi cửa Đạo đặt ra việc chi đều hữu ích cả, mượn Thể Pháp tượng trưng mới đoạt Bí Pháp. Trước kia Bần đạo Lập Phạm Môn tại Tòa Thánh tượng trưng cửa Phật độ sanh hồn, tức nhiên gọi Phật; Minh Thiện Đàn mở tại Khổ Hiền Trang, Bần đạo khai Thể Pháp tại đó, gọi là Pháp, Phước Thiện ngày nay đã ra thiệt hiện, tức nhiên ra mặt xã hội, gọi là Tăng, thì nó sẽ bành trướng vận chuyển lưu hành cùng khắp xã hội nhơn quần, nghĩa là phải phụng sự toàn thể chúng sanh, tế khổ phò nguy, đi Đầu Họ Đầu Quận làm hậu thuẫn cho Hội Thánh CTĐ, lo cơ tận độ, chỉ có công phổ độ mới giải quả tiền khiên. Ai không xuất thân hành đạo, tức là không có công phổ độ thì không vào tịnh được, vì không đủ Tam Lập.
Trước khi xin vào, phải nạp tất cả giấy tờ hành đạo, lai lịch từ thuở nhỏ đến trưởng thành, ở ngoài Đời không án tiết, trong cửa Đạo cũng vậy, trọn tùng luật pháp Đạo và trường trai mới được, rồi giao cho Pháp Chánh minh tra về Thể Pháp đủ bằng chứng.
Chi Pháp phải giữ hồ sơ của mỗi người, còn nhiều điều trọng yếu về vô vi, không thế gì Chi Pháp biết đặng, chiếu văn kiện thì đầy đủ lắm vậy, Chi Pháp chỉ biết văn bằng hiện hữu về mặt hữu hình mà thôi.
Khi minh tra đủ lẽ, mới giao cho Hộ Pháp cân thần, nếu vị nào đủ Tam Lập thì vào tịnh được, bằng thiếu thì trở lại đi Đầu Họ, Đầu Quận, đi hành đạo nữa.
Nói rõ là phải có Hộ Pháp trục thần khai khiếu mới biết đặng đủ hay thiếu Tam Lập, còn không thì ngồi tịnh, bụng lớn vô ích.” (Trích Diễn Văn và Thuyết đạo ĐHP trang 163)
        Chú thích : CÂN THẦN : Cân thần là Đức Hộ Pháp trục chơn thần của một vị công quả để Đức Ngài dùng cặp mắt thiêng liêng xem xét tánh chất của vị công quả đó. Có tất cả 12 tánh chất :
1. Hạnh            4. Lực                7. Thân         10. Căn
2. Đức              5. Tinh                          8. Tín            11. Kiếp
3. Trí                6. Thần                          9. Mạng        12. Số.
Đức Hộ Pháp chỉ cần 4 tánh chất đầu. Thí dụ nếu có được :
1. Hạnh : 5 điểm.         3. Trí  :  4 điểm.
2. Đức   : 6 điểm.         4. Lực : 7 điểm.
Tổng cộng : 22 điểm, chia 4 để lấy trung bình = 5,5 điểm.
Như vậy là đậu, tức là xem như “đủ Tam lập”.
Giai đoạn học Bí pháp luyện đạo trong Tịnh Thất còn được gọi là : Nội giáo vô vi, hay Tâm pháp bí truyền.

Phương pháp tu hành thời Đại Ân Xá

5 nhận xét:

  1. "Giai đoạn học Bí pháp luyện đạo trong Tịnh Thất còn được gọi là : Nội giáo vô vi, hay Tâm pháp bí truyền". Giai đoạn này cụ thể là nhu thế nào, phải làm những gì xin HH nói rõ thêm, đa tạ.

    Trả lờiXóa
  2. Thấy như không thấy
    Nghe như không nghe
    Nghe thấy như không
    Vạn duyên đốn tiệm./

    - > Huynh có làm được không ?.

    Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục
    Đơn tâm khó định lấy chi mong./

    Trả lờiXóa
  3. có phương pháp rõ ràng không ? hay chỉ nói chung chung khó hiểu, mà không hiểu thì sao mà giải thoát

    Trả lờiXóa
  4. Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ
    Tòa Thánh Tây Ninh
    ***
    HỢP NHẤT
    VỚI
    THƯỢNG ĐẾ

    (Trích: Bên Rặng Tuyết Sơn)
    Kính Biếu !


    GIỚI THIỆU
    Có ba con đường cùng đưa đến một mục đích, mà tùy theo sở thích, người ta có thể lựa chọn con đường thích hợp, đó là:
    Karma Yoga ( Con đường hành động )
    Chana Yoga (Con đường minh triết )
    Bacti Yoga. ( Con đường sùng tín )
    Lúc khởi đầu đó là ba con đường khác nhau, nhưng khi đi gần đến mục đích thì chúng sẽ hợp thành một. Vì mục đích tối hậu của Yoga là sự hợp nhất với Thượng Đế.
    Nếu quan sát, người ta sẽ thấy tất cả mọi vật đều có khuynh hướng đi tìm Thượng Đế, nhưng vì không ý thức rằng Ngài hiện diện khắp nơi. Nên nhiều người đã đi tìm Ngài qua những con đường hay những pháp môn khác nhau. Do đó Đức Chirstna đã nói:
    “Kẻ nào thấy được Thượng Đế Ngự trị trong vạn vật, kẻ đó thật sự thấy.”
    Một người đi tìm Đạo dù theo bất cứ con đường nào hay pháp môn nào cần phải biết tôn trọng những con đường khác, vì đường nào cũng đều dẫn đến Thượng Đế.
    KARMA YOGA
    ( Hành Động )
    Karma Yoga là phương cách thông dụng nhất vì phần lớn nhân loại đều đi trên đường này, mặc dù ít ai ý thức gì về nó. Vào lúc khởi đầu, con người thường có tính lười biếng, thụ động, vì chịu ảnh hưởng của khuynh hướng tỉnh. Nếu để ý người ta sẽ thấy phần đông nhân loại không mấy ai biết đáp ứng với những điều cao thượng tốt lành mà chỉ thẩn thờ thụ động, chờ đợi một phép lạ, một cái gì xảy đến cho họ mà thôi. Vì thế kêu gọi họ tỉnh thức để học hỏi không có ích gì, vì họ không muốn thay đổi. Họ chưa thật sự biết thưởng thức các thú vui của tri thức, hay ước vọng tâm linh, mà chỉ muốn trầm mình trong sự bất động mịt mờ mà thôi. Muốn họ thoát ra khỏi trạng thái thụ động này, cần phải có một động năng nào đó thúc đẩy họ hoạt động. Do đó sự ham muốn được phát khởi, sự ham muốn đem lại cho con người lòng tham lam chiếm hữu. Nhưng một sự ham muốn dù thấp hèn nhất, dục vọng nhất vẫn còn hơn sự tác động hôn mê. Sự ham muốn có công dụng riêng của nó trong cơ Trời vĩ đại. Và đó chính là ý nghĩa mà Đấng Chirstna đã nói:
    “Thượng Đế hiện diện trong tất cả mọi sự, kể cả những tật xấu của những kẻ xấu xa, đê tiện nhất.”
    Theo thời gian bị chi phối bởi lòng tham, nên con người càng ngày càng hoạt động, và nhờ thế khuynh hướng động được phát triển mạnh mẽ. Đến giai đoạn tiến hóa này thì nhân loại lăng xã vào mọi việc một cách quá độ. Khí lực của họ trở nên dồi dào, và họ không từ chối bất cứ cơ hội nào để thỏa mãn tham vọng cùng các cảm xúc của giác quan. Đây là lúc con người lo tàng trữ, tích lũy của cải, vật chất qua sự hoạt động không ngừng. Họ hăng say làm việc, tất cả mọi việc khiến cho xã hội được tiến bộ, phát triển nhanh chóng. Nào là tiền tài vật chất, dục lạc hay các cảm xúc lạ, tất cả đều được gia tăng mạnh mẽ theo đà phát triển và thúc đẩy xã hội, phải hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên con người sẽ thấy rằng, cái mà họ muốn sẽ không bao giờ đem lại sự thỏa mãn cả, vì được cái này thì lại có cái khác hay hơn, đẹp hơn, lạ hơn và hấp dẫn hơn. Cứ thế con người lao đầu đi tìm một cái gì mới lạ cho đến khi họ ý thức rằng càng muốn thu tập nhiều thì họ càng đau khổ nhiều. Càng thành công lớn thì họ lại càng bất mãn lớn, càng có nhiều tài sản thì càng lo âu thêm mà thôi. Phải lo sao chiếm đoạt mọi thứ, nhưng khi đó rồi phải lo giữ nó cho thật chắc vì sợ nó sẽ mất đi. Càng ngày các mối lo âu này ngày càng gia tăng và rồi con người lúc nào cũng sợ hãi bất mãn, đau khổ vì các hoạt động thiêng về vật chất không bao giờ có thể đem lại cho họ sự thỏa mãn hoàn toàn cả.


    Đó chính là ý nghĩa của câu Đấng Chirstna đã nói:
    “Lấy dầu đổ vào lửa để dập tắt lửa, còn dễ hơn là dập tắt các dục vọng bằng cách thỏa mãn chúng nó.”
    Đến khi đó con người mới bắt đầu ý thức được rằng: “Họ vẫn ao ước một cái gì mà họ không biết rõ, hay không hiểu được. Do đó một một số người bắt đầu quay về với nhu cầu tinh thần như tôn giáo, tìm cách rời bỏ các tham vọng vật chất, xa lánh chốn đô thị náo nhiệt, tìm nơi thanh vắng để tỉnh tu qua m

    Trả lờiXóa