Phiên âm:
1. Sủng nhục nhược kinh. (Quí) đại hoạn nhược* thân.
2. Hà vị sủng nhục nhược* kinh. Sủng vi (thượng, nhục vi) hạ. Đắc chi nhược* kinh, Thất chi nhược* kinh.
3. Hà vị (quí) đại hoạn nhược* thân. Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?
4. Cố quí dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả ký thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược* khả thác thiên hạ.
Dịch xuôi:
1. Vinh, nhục cũng làm lo âu. Sở dĩ hoạn nạn là vì có thân.
2. Tại sao vinh, nhục đều làm lo âu? Vinh là ở ngôi cao, nhục là ở địa vị thấp. Được cũng lo, mất cũng lo. Vì thế nên nói: Vinh nhục đều lo.
3. Tại sao nói: «Hoạn nạn là vì có thân?» Ta sở dĩ phải lo âu nhiều, chính vì ta có thân. Nếu không có thân, ta đâu có lo !
4. Cho nên ai quí thiên hạ hơn thân mình, thì có thể đem thiên hạ giao phó cho, ai yêu thiên hạ hơn thân mình, thì có thể gửi gắm thiên hạ cho họ được.
BÌNH GIẢNG
Hai chương trên, Lão tử khuyên ta: (1) Phải sống hư tâm, khinh khoát. (2) Phải biết tiết dục, đừng mê mải chạy theo những thú vui giác quan.
Trong chương này, Lão tử tiếp tục khuyên ta: Đừng nên bận tâm vì công danh trần tục cũng như nên vươn lên khỏi đời sống phàm tục của tiểu ngã.
1. Không nên bận tâm vì công danh trần tục
Lão tử cho rằng công danh chỉ làm khổ con người.
Vinh cũng lo, cũng khổ.
Nhục cũng lo cũng khổ.