"Http://CaoDaiTN.BlogSpot.Com - Http://NguyenNha.Vnweblogs.Com

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Góp ý cho Blog

Nhã chỉ là Hậu học nên xem giáo lý ,nghe giáo lý ,tham khảo ,chiêm nghiệm vàHành theo lời Vàng tiếng Ngọc của Thầy.Chứ không dám nghĩ bàn.

-Hậu học không muốn đem ra thảo luận, từ thảo luận sinh ra tranh luận,từ tranh luận gây nên bất đồng quan điểm,càng ngày càng lớn,từ đó sinh ra Sân Si .
-Anh em trở nên bất hòa mà chữ Hòa là rất cần thiết trong con đường Đạo.
-Hòa đồng mới có tình thương " Bác Ái - Công Bình ".

-"Bác Ái -Công Bình" mới có cuộc sống tốt đẹp ,sống quên mình vì người khác.
-Bởi lý do trên nên Hậu học không mở góp ý toàn diện,chỉ một số bài trên Blogs.Đặc biệt là kiểm duyệt trước khi chuyển ra Blog.

-Mong Quý Hiền -Quý Đại Tri Thức thông cảm.
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mĩm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng trong lòng bất động
Sống biết thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống an vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
                                                                          (ST)                                    
Lời tâm sự
-Bây giờ ,ngay giờ phút này ,đệ thấy có hai đường mà con người thường đi.Một là không biết đạo ,người này thì chỉ vì Danh - Lợi - Tình.Còn một phần nhỏ hữu phước còn lại thì gặp nền đạo,đáng tiếc là họ không Học Đạo -Hành Đạo,nếu có Học đi nữa thì chỉ học cho có,học để mà học vậy thôi chứ không có thật Tâm"Học thì phải Hành" nhưng họ nào có hành.
-Nghe KINH như gió thổi ngoài tai
-Xem KINH như bụi bay vào mắt
-Giác Ngộ chỉ một khắc một giờ
-Làm sao thoát khỏi luân hồi đặng.
-Hậu học cũng còn là kẽ phàm phu ,đang dò đường tìm lối về nơi,mà mình chính là mình.
-Không danh không phận không không có
-Gượng đề vô danh chẳng vô danh .

+ Vài dòng Tâm sự.Mong Quý hiền -Quý Đại Tri thức và các Hiền hữu góp ý cùng hậu học.
+Chúc Quý Hiền -Quý Đại Tri thức và các Hiền hữu thân Tâm an lạc.

+ Lời cuối là : Blogs này do một cá nhân hậu học Thiết kế ,không có nhóm hay đoàn thể nào thực hiện.
+ Bởi lòng mộ Đạo và muốn giúp anh em mình được giác ngộ.Nên Dùng đủ phương cách dù là một cơ hội nhỏ nhoi nhất,cũng chỉ mong anh em chúng ta đi chung một con đường.Đường về chân Thầy.

Lương Tâm Và Cuộc Đời

-Có chuyện gì đó
làm cho bạn lo lắng hoặc bận tâm?
-Có Cái gì đó
làm cho bạn tìm suốt cuộc đời ?
-Bạn đã biết cuộc đời này là đi tìm điều gì chưa ?

























-Hãy than phiền ích hơn và cho nhiều hơn nữa.
-Hãy ban rãi tình thương khắp mọi nơi đễ thế giới này sống trong hòa bình-thương yêu-đại đồng.
-Vậy là ta đã tìm được Thiên Đàng tại thế rồi.
-Hãy cho Lương Tâm ta lên tiếng.

Đức Lão Tử

Đức Lão Tử

HÌNH MINH HỌA
Lão: Già, ông già. Tử: thầy.
Đức Lão Tử là Giáo chủ của Lão giáo (Tiên giáo).
Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần vào thời nhà Thương bên Tàu.
Đức Thái Thượng Đạo Tổ, còn gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa.
Tiên Thiên Khí hóa,
Thái Thượng Đạo Quân. (Kinh Tiên giáo)
Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần để độ những người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên.
Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần rất nhiều lần, kể ra sau đây:
■ Vào thời Thái cổ nước Tàu:
  • Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.
  • Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư.
  • Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.
■ Vào thời Thượng cổ, cũng ở nước Tàu:
  • Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.
  • Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.
  • Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.
  • Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.
  • Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.
  • Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.
  • Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.
  • Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.
  • Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.
Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là Lão Tử. Việc giáng sanh của Ngài rất huyền diệu phi thường.

TIỂU SỬ LÝ GIÁO TÔNG "Lý Thái Bạch"


                                     ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
                                       TÒA THÁNH TÂY NINH


                                        

                                                   
                            "LÝ ĐẠI TIÊN TRƯỞNG KIM GIÁO TÔNG  ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ "                                                   ( Ngồi Hàng Giữa,Thứ Ba Từ Dưới Lên )
 I/- LÝ BẠCH (Li Tai Pé)
 

Lý Thái Bạch hiệu là Thanh Liên Cư sĩ, cháu chín đời vua Lương Vũ Đế. Thân mẫu ông nằm mộng thấy sao Thái Bạch sa vào lòng mà sinh ra ông dười đời Đường Minh Hoàng (713-756).
Lý Bạch người thanh tao, mới mười tuổi đã tinh thông sử sách, miệng thốt thành thơ. Thế nên, người đời coi ông là Thần Tiên giáng thế nên gọi là Lý Trích Tiên. Tính ông ưa ngâm vịnh, thích tiêu dao nơi non xanh nước biếc và mong ước uống mọi thứ rượu ngon trong đời. Khi nghe rượu Ô, Trình ở Hồ Nam rất thơm ngon. Ông quyết vượt đường xa đến quán rượu. Ông vừa uống vừa ngâm thơ. Bỗng có quan Tư Mã Cao Diệp đi ngang nghe tiếng cho lính vào quán hỏi. Ông ứng khẩu đọc một bài thơ :
    Thanh Liên Cư sĩ Trích Tiên nhân, Tửu tứ đào danh tam thập xuân. Hồ Châu Tư mã hà tu vấn, Kim Túc Như Lai thị hậu thân, Thanh Liên Cư sĩ Trích Tiên đây, Dẫu tiếng ba mươi năm tỉnh say. Tư mã Hồ Châu sao phải hỏi, Như Lai, Kim Tích hiện thân nầy.
Nghe xong, Tư Mã mừng rỡ vô cùng vì biết Lý Trích Tiên ở Tây Thục, người mà ông hằng mến mộ. Ông bèn mời về nhà giữ lại mười ngày uống rượu ngâm thơ. Tư Mã nhắc nhở ông có văn tài nên về Trường An ứng thí lập công danh. Lý Bạch thuận lời, đi ngay Trường An.
Khởi đầu, ông làm quen với Học sĩ Hạ Tri Chương. Nhờ văn chương mà hai người thành tri kỷ. Họ Hạ mời ông về nhà và kết nghĩa anh em rồi cùng ngao du sơn thủy, ngâm thơ uống rượu.

Tiểu Sử Đức Hộ Pháp (ĐẠO CAO ĐÀI)

                                                           ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
                                                              TÒA THÁNH TÂY NINH
                                                     Sơ Lược Tiểu Sử Đức Hộ Pháp

                                             

Thời kỳ niên thiếu.

Đức Phạm Hộ Pháp thế danh Phạm Công Tắc, hiệu Ái Dân. Sanh ngày mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần ( 21-6-1890 ) tại làng Bình Lập ( Tân An ). Quê quán Đức Ngài tại làng An Hòa, quận Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Thân Phụ Đức Ngài là ông Phạm Công Thiện, thân mẫu là bà La Thị Đường.

Năm 17 tuổi, Đức Ngài học trường Chasseloup- Laubat Saigon, Đức Hộ Pháp đã lớn lên trong hòan cảnh lịch sử của một dân tộc bị trị, đầy rẫy bất công. Khi lớn lên, phong trào chống Pháp nổi dậy khắp nơi, đã có sẵn ý thức về nỗi thống khổ của một dân tộc vong quốc, Đức Ngài tham gia vào phong trào Đông Du năm 1906 lúc 17 tuổi, cùng với các nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Khắc Ninh... họat động bí mật đưa người sang Nhật. Sau khi đưa một số người sang Nhật, có lẽ Thượng Đế đã an bài nên chuyến tàu đưa Đức Ngài sang Nhật bị chận lại, Đức Ngài phải tạm trở về quê ẩn dật.

Nằm dưới hiên nhà, ngắm trăng đầu xuân Đinh Mùi ( 1907 ) hận vong quốc ngổn ngang trong lòng, Đức Ngài ngâm bài Vấn Nguyệt, ý thơ nhẹ nhàng, lời thơ truyền cảm, đưa Đức Ngài vào cõi mộng. Không nắng nhưng ánh sáng vẫn trong, ấm dịu chan hòa khắp nơi đầy huyễn ảo : Một cụ già tiên phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ, nét mặt nghiêm trang nhưng hiền hòa, phong thái uy nghi tiếp Đức Ngài trong đền ngọc bích nguy nga, cụ dạy Đức Ngài nhiều điều cao siêu huyền bí ở thượng giới, phân tích cho Đức Ngài rõ về phương thức tu, tỏ ý đặt nhiều hy vọng vào Đức Ngài trên đường Đạo. Đây là lần đầu Đức Ngài triều kiến Chí Tôn.

Ngộ Đạo.

Năm 1920-1924, phong trào Thần Linh Học ở Âu Châu tràn sang Việt Nam, trong thời gian nầy Đức Ngài cùng với các ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang.. đêm đêm xây bàn cầu cơ thỉnh các vong linh về họa thi và học hỏi nơi cõi vô hình. 

Đêm 15 tháng 7 năm Ất Sửu ( 1925 ) trong số các chơn linh giáng hạ, có một vị không xưng danh mà chỉ xưng là A Ă Â. Mãi đến Noel 1925, ông AĂÂ mới cho biết Ngài là Đức Chí Tôn tức Ngọc Hoàng Thượng Đế , chúa cả vạn loài. Ngài giáng trần lập Đạo... Từ đó Đức Chí Tôn thường giáng dạy Đức Ngài về Đạo lý, cùng các cơ mầu nhiệm ở cõi thiêng liêng.

Trí Giác Cung - Địa Linh Động

Địa Linh Động - Trí Giác Cung là một trong tam cung của Đạo Cao Đài.

Xem ý nghĩa và địa chỉ :

http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/tr/tr3-038.htm 

Một số hình ảnh khái quát về Trí Giác Cung:
Đền Thờ Phật Mẫu Trí Giác Cung.
Trí Giác Cung (hiện đang hư hoại nghiêm trọng,đang chờ trùng tu )

Ban điều hành trí giác cung (sở tu bổ) Chức Sắc Hiệp Thiên Đài (bên phải) đang dùng cơm chay cùng tân ban điều hành Trí Giác Cung tại Trai đường Trí Giác Cung.

Trí Huệ Cung -Thiên Hỉ Động ( Ao Thất Bửu )

Trí Huệ Cung -Thiên Hỉ Động ( Ao Thất Bửu ) 25/5/2010

Xem ý nghĩa và địa chỉ:

http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/tr/tr3-038.htm 

Cổng sau Cung trí huệ ( Sau trước nhìn như nhau )
 
Hình Cung trí huệ và hậu cung trí huệ

Nơi lưu giữ kỷ vật của ĐỨC HỘ PHÁP

Vạn Pháp Cung -Nhơn Hòa Động

Vạn Pháp Cung -Nhơn Hòa Động
Đền thờ "ĐỨC CHÍ TÔN"


Đền thờ " PHẬT MẪU "






+Phía Sau thờ Ngài "Võ Linh Đoán" v.v...

- Bàn Thờ Ngài có " Lá Bùa + Cây Đao cắt máu ăn thề "
- Hỏi thăm thì được các Cô giải thích như vậy.

Cao Đài- 3 vị Tam Thánh ( hình ảnh và tiểu sử)

Tam Thánh ( hình ảnh và tiểu sử)

CAO ĐÀI TAM THÁNH


Cao Đài Tam Thánh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm


*****

1. Tôn Dật Tiên

(chữ Hán: 孫逸仙; hay còn gọi là Tôn Trung Sơn 孫中山; 12 tháng 11, 1866 - 12 tháng 3, 1925) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".



2.Victor Hugo (26 tháng 2, 1802 tại Besançon - 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.


Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản: Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).



3.Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491-1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri.


Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491), tại thôn Cổ Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.

BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY TRONG TÔN GIÁO

                                                         ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ        
                                                             Tòa thánh Tây Ninh


BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY TRONG TÔN GIÁO
I.Ðịnh nghĩa:
Ăn chay, do chữ Hán là Trai, người Nam nói là Chay, Trai có nghĩa là thanh tịnh, sạch sẽ.
Ăn chay là ăn các loại thực phẩm phát xuất từ thảo mộc hay được chế biến từ thảo mộc. Thí dụ như: Rau cải, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu, tàu hủ, tương chao,....
Người ăn chay thường dùng nước chấm là nước tương, được làm bằng đậu nành hay xác đậu phọng. Do đó, người bình dân gọi ăn chay là ĂN TƯƠNG.
Ăn chay còn được gọi là ĂN LẠT. Ăn lạt không có nghĩa là ăn những món ăn lạt lẽo, mà nói như vậy để đối nghĩa với ĂN MẶN.
Ăn mặn không có nghĩa là ăn những món ăn được nêm muối cho mặn, mà là ăn các loại thực phẩm xuất phát từ động vật hay được chế biến từ thịt động vật. Thí dụ như: Cá, thịt, tôm, cua, sò, ốc, ba-tê, lạc xưởng,....
Vậy, ăn chay, ăn tương hay ăn lạt đều đồng nghĩa.II. Ăn chay hợp với luật Thiên nhiên.

1. Cấu tạo cơ thể con người:
Muốn biết cơ thể của con người thích hợp với việc ăn chay hay ăn mặn, chúng ta nghiên cứu các loài vật ăn thịt sống như: Mèo, cọp, cá sấu, và loài vật ăn thảo mộc như: Trâu, bò, ngựa, dê, khỉ,... rồi từ đó chúng ta suy gẫm ra con người, vì con người chỉ là loài tiến hóa cao cấp hơn thú cầm.

  • Loài vật ăn thịt thì phải có móng vuốt bén nhọn để vồ mồi, xé thịt, hàm răng cũng bén nhọn chơm chởm.
  • Loài vật ăn thảo mộc thì không có móng vuốt, không có hàm răng bén nhọn.
Như vậy, xét về mặt cấu tạo cơ thể của con người, chúng ta nhận thấy con người thích hợp với việc ăn thảo mộc và ngũ cốc hơn là ăn thịt loài động vật.
Mặt khác, xét về lịch sử tiến hóa của con người, con người xuất hiện sau thảo mộc và thú cầm, người nguyên thủy sống nhờ hái lượm, tức là nhờ ăn trái cây và ngũ cốc. Việc săn bắn thú vật lấy thịt làm thức ăn chỉ xảy ra sau nầy.
Do đó, con người ăn thảo mộc và ngũ cốc để nuôi sống cơ thể là hợp với luật Thiên nhiên.
2. Ðạm thảo mộc dễ tiêu hóa hơn đạm thú cầm:
Các nhà dưỡng sinh học nhận thấy rằng, chất đạm trong thịt thú vật khó tiêu hóa trong bao tử con người và lại mang nhiều chất độc hơn đạm thảo mộc rất nhiều. Người ăn thịt thú vật thường cảm thấy nặng bụng khó tiêu khi ăn no, và khi lớn tuổi thường bị xơ cứng động mạch, hay tắt nghẽn động mạch.
Trái lại, người ăn chay, ăn ngũ cốc và rau cải, dễ tiêu hóa hơn, động mạch dẻo dai hơn, thường cảm thấy khỏe khoắn trong người.
3. Các loại đậu bổ dưỡng hơn cá thịt:
Viện Vệ Sinh Dịch Tể Học Việt Nam đưa ra Bảng Phân tích thành phần hóa học của 100 gram thức ăn mỗi loại.
Xin trích ra sau đây một số thức ăn thường dùng để so sánh sự bổ dưỡng (tính bằng Calorie) giữa các thức ăn chay và mặn, tức là so sánh số năng lượng Calorie mà nó cung cấp cho cơ thể của chúng ta. (Bảng nầy trích trong sách: Phương pháp Dưỡng Sinh của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng) 

TTThực phẩmÐạm (Protit)Chất béo (Lipit)Bột đường (Glucit)Calorie
cho 100g
5Khoai lang0,80,228,5122
6Khoai tây22194
7Củ cải3,128,5130
8Ðậu đen24,21,753,3334
9Ðậu trắng23,22,153,8335
10Ðậu nành3418,424,6411
11Ðậu xanh23,42,453,1336
13Ðậu phộng27,544,515,5590
1420,146,417,6586
15Tàu hủ10,95,40,798
31Thịt bò213,8121
32Thịt heo nửanạc nửamỡ16,521,5268
33Thịt gà22,47,5162
34Cá lóc18,22,7100
35Trứng gà14,811,60,05171
37Sửa bò tươi3,94,44,877

Thức ăn nào cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng (Calorie) thì được xem là thức ăn bổ dưỡng.
Theo Bảng Phân tích trên, so sánh giữa Ðậu nành và Thịt bò, chúng ta thấy:


Thơ Sáng Tác


Kìa Ngoài Lộ Dập Dìu Qua Lại.
Xe Với Người Bận Rộn Đi Đâu.
Phải Chăng Vì Kế Sinh Nhai.
Chạy Xuôi Chạy Ngược Cũng Vì Miếng Ăn.
Rồi Tháng Ngày Qua Nhanh Như Chớp.
Trẻ Hóa Già,Lưng Mỏi Gối Dùn.
Da Nhăn Má Hóp Lưng Còng.
Trời Xa Đất Cận Lạnh Lùng Mồ Hoang.

Thơ Sáng Tác
" Mẫu Thân của Hư-Vô "

Thơ Chữ "Nhẫn"

Chữ Nhẫn ...
Cái gốc trăm nết , nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau vẹn toàn đạo lý
Vợ Chồng nhẫn nhịn nhau con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau tình nghĩa chẳng phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn được ai ai cũng mến yêu
Người mà chưa biết Nhẫn , chưa phải là người hay !
                                                                                                                   ( ST )
Nhẫn một chút gió yên sóng lặng ...
Lùi một bước biển rộng trời cao !
Thành đạo là nhờ một cái Tâm ...
Tâm linh giác ngộ khỏi sai lầm
Lầm đường ma quỷ không phương thoát
Nhiễm thói hung hăng hoá thú cầm ...
Cầm cân tạo hoá rất công minh
Lành thưởng phước ban dữ phạt hành ...
Một mảy không ly đời tưởng dễ
Nạn tai dường ấy cũng chưa kinh ...!
( sưu tầm ) 
                    **********
  Nhịn...
Nhịn đời hạnh phúc tấm thân yên ...

Chấp

Chấp

Chấp gì một miếng đỉnh chung
Chấp gì một cõi mong lung hão huyền
Chấp chi tài vật đồng tiền
Chấp chi một chút tình duyên đọa trần
Chấp gì một tiếng hơn thua
Chấp gì cao thấp phân bua sự đời
Chấp chi danh tỏa cao ngôi
Chấp chi một mớ cái tôi ở đời
Chấp gì sắc tướng hữu hình
Chấp gì một khối thinh âm tản thần
Chấp là muôn vạn điều chấp
Chấp chấp hoài,chấp mãi,chấp không thôi.
(Hư-Vô) tập làm thơ ^^

ĐẠO ĐỜI

Đời lắm sự não nùng đau khổ,

Đạo khuyên Đời tìm chỗ an vui.

Đời còn lắm chuyện ngược xuôi,

Đạo Trời biết được nếm mùi tịnh thanh.

Đời vật chất nảy sanh khói lửa,

Đạo tinh thần thường bửa an nhàn,

Đời còn lắm lúc lầm than,

Đạo thì lắm lúc hân hoan tinh thần.

Đời thì lại khinh bần trọng phú,

Đạo khuyên Đời xả phú cầu bần.

Đời bần thì lại khổ thân,

Đạo bần thì lại muôn phần thảnh thơi.

Đời đâu rõ cơ Trời huyền diệu,

Đạo khuyên Đời kiếm hiểu ít nhiều.

Đời càng hung dữ càng tiêu,

Đạo bồi âm chất càng nhiều phước lai.

Đời lẩn quẩn không ngoài tứ khổ,

Đạo độ Đời chỉ chỗ trường sanh.

Đời còn gây hấn cạnh tranh,

Đạo thì gió mát trăng thanh bạn cùng.

(Trích Thông Tin /BTĐ, 05/1974)

Thơ sưu tầm khuyến tu.

Nực cười khách tục muốn tầm Tiên
Cũng muốn công danh cũng muốn tiền
Rượu thịt ê hề,thê thiếp đủ
Làm sao hồn phách được lên Tiên
( ST)

Hoạ Vận

Nếu mà khách tục muốn tầm Tiên
Phải bỏ công danh phải bỏ tiền
Rượu thịt xin chừa thê thiếp bỏ
Mới mong hồn phách được lên Tiên
(CN)

Thư cho con (Chữ Hiếu)( hay lắm)

THƯ CHO CON

Con yêu dấu, khi cha mẹ đã già.
Cha mẹ không còn tươi như hoa.
Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt.
Con sẽ thấy không còn vui như trước.
Nhưng cũng đừng cau có lại mẹ cha.
Vì khi xưa, con khóc óe vang nhà.
Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.

Nếu cha mẹ, tay run không cầm nổi.
Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà.
Con cũng đừng gắt mắng cha mẹ già.
Vì lúc bé, con vẫn thường rơi vãi.
Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại.
Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.
Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng xăng.
Nghe con "xin lỗi" mà ấm lòng như Tết.

Nếu cha mẹ có nói nhiều, phát mệt.
Nói những câu lảm nhảm, không đầu đuôi.
Con hãy nhớ năm xưa, nằm trong nôi.
Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ tích.
Cha cũng vậy, những khi con không thích,
Lên giường nằm để ngủ giấc triền miên.
Cha kể đi kể lại chuyện ông Tiên.
Chuyện Tướng Cướp, Thạch Sanh, nhiều chuyện bịa.

Nếu cha mẹ rồi ít năng tắm rửa.
Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.
Bởi khi xưa, mẹ phải gọi cả nhà.
Mới tắm được cho con một lát.
Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát.
Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.
Mẹ mới dội nước, con đã khóc la.
Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.
Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa.
Mãi lớn khôn, mới đi tắm một mình.

Lời của Đức Lý Thái Bạch


Tám Không
Không Danh Thanh Tịnh Lặng bình Minh
Không Lợi Như Nhiên Chẳng Chấp Kinh
Không Gét An Tâm Thân Tự Toại
Không Thù Mát Mẽ Cõi Lòng Xinh
Không Quyền Thông Thả Nào Ràng Buộc
Không Giận Vui Vầy Cả Tánh Linh
Không Khổ Thắm Nhuần Quen Tự Túc
Không Buồn Sáng Tỏ Tợ Bình Minh.

                     " Lời Đức Lý Nói Về Tám Không "

Thơ khuyến tu

ĐẠO ĐỨC

Có giỏi công phu đến bực nào
Cũng lo tu tánh trước cho mau
Mạng là Đạo,Đạo không chưa đủ
Tánh ấy đức,đức sáng mới cao
Đạo ở da lông nhiều kẻ chuộng
Đức trong gân cốt,ít người trau
Cho nên phải có ĐẠO và ĐỨC
Chữ Đạo trước rồi,chữ Đức sau.
*****
Thất tình lục dục sớm trừ xong
Luyện tập ngày đêm sửa tấm lòng
Khử diệt thất tình an tánh thiện
Tu hành phải để chí không không.
*****
Sanh tử hai đường có lạ chi
Người nào rồi rồi cũng qua đi
Phải lo sự sống trong thân chết
Đừng để chết khi hiện sống này.
*****
Sanh ở thế qua cầu thế tục
Hiện nguyên hình mấy chục năm thôi
Buồn vui đắc thất mấy hồi
Bóng này in vết để đời bao lâu.

Thơ ( Trạng trình :Nguyễn Bĩnh Khiêm )

Thói Đời

Thế gian biến cải,vũng nên đồi
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
Xưa nay vẫn trọng người chân thật
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
ở thế mới hay người thế bạc
Giàu thì tìm đến khó tìm lui
( Trạng trình :Nguyễn Bĩnh Khiêm )
Của Nặng Hơn Người
Đời này nhơn nghĩa tợ vàng mười
Có của là hơn hết mọi lời
Trước đến tay không nào thiết hỏi
Sau vào gánh nặng lại vui cười
Anh anh chú chú mừng hơ hải
Rượu rượu trà trà thết tả tơi
Người của lấy cân ta sẽ nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người.
( Trạng trình :Nguyễn Bĩnh Khiêm )

Nhạc " Đạo Cao Đài "

Các bài nhạc ĐẠO được "Đức Thượng Sanh cùng các Bậc tiền bối" sáng tác.

 Việt Nam Hữu Phước
 ( video đề sai tên bài hát " May duyên gặp đạo")


May Duyên Gặp Đạo


Giấc Mộng Huỳnh Lương


Khuyến Tu

NASA: 'Năm đại họa' là có thật? (2012-2013)


Trong khi nhiều người còn đang lo lắng về "năm đại họa 2012" thì mới đây NASA đưa ra cảnh báo về trận bão từ sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống trên Trái đất vào năm 2013.
                               
Vào năm 2013, Mặt trời sẽ bước vào thời kỳ hoạt động mạnh mẽ. Ảnh: Ifeng.com
Các nhà khoa học có thâm niên của NASA cảnh báo, vào khoảng năm 2013, sau một "giấc ngủ say", Mặt trời sẽ "thức tỉnh", bước vào giai đoạn hoạt động mạnh, tạo nên những cơn bão từ cực mạnh tấn công Trái đất. Sức mạnh của trận bão từ này có thể tương đương với sức công phá của 100 quả bom Hydro.
Các chuyên gia cho rằng, khi Mặt trời bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, hoạt động phun trào của các điểm đen Mặt trời cũng sẽ trở nên kịch liệt, giải phóng một lượng lớn các hạt mang điện và gây ra các cơn bão mặt trời.
Sự ảnh hưởng của bão mặt trời, theo các nhà khoa học là vượt qua sự tưởng tượng của con người. Chúng có thể khiến toàn bộ Trái đất bước vào những ngày đen tối nhất.
Không chỉ tầng ô-zôn bị phá hủy, hệ thống điện cũng như mạng thông tin điện tử có thể bị tê liệt. Từ đó, những cơ quan như bệnh viện, ngân hàng và sân bay,... cũng sẽ không thể hoạt động được chứ đừng nói đến điện thoại, máy tính hay GPS.
Nếu như tất cả những điều kể trên xảy ra, chúng sẽ mang lại những tổn thất về kinh tế cực kỳ khủng khiếp, mà nhiều người dự tính là nhiều gấp 20 lần so với trận bão Katrina (Tổng thiệt hại do cơn bão này gây ra ước tính lên đến 125 tỷ USD). Đồng thời, nó cũng sẽ tạo nên một bước lùi lịch sử trong tiến trình phát triển của toàn nhân loại.
                                 
Và một trận bão Mặt trời cực mạnh có thể sẽ tấn công Trái đất. Ảnh: Internet.
Các chuyên gia về thiên văn chỉ ra rằng, hoạt động của điểm đen mặt trời có chu kỳ là 11 năm. Vào năm 1859, tức là 151 năm trước đây, Trái đất của chúng ta từng bị một cơn bão mặt trời cực mạnh tấn công. Tuy nhiên, khi đó hệ thống điện và thông tin vẫn chưa phát triển, do vậy hậu quả mà cơn bão này gây ra vẫn chưa đến mức nghiêm trọng.
Lo lắng về sự nguy hại mà các cơn bão từ Mặt trời mang đến cho Trái đất, các nhà khoa học đã bắt đầu theo dõi sát sao Mặt trời. Vào ngày 11/2 vừa qua, một vệ tinh quan trắc các hoạt động của Mặt trời đã được phóng lên quỹ đạo.
Các nhà khoa học hy vọng rằng việc theo dõi Mặt trời 24/24 sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ kết cấu cũng như các hoạt động từ trường của Mặt trời, từ đó đưa ra được những dự báo chuẩn xác giảm thiểu nguy hại từ các cơn bão Mặt trời.
Lê Văn (Theo Ifeng)

source http://vietnamnet.vn/khoahoc/201006/NASA-Nam-dai-hoa-la-co-that-916833/ Thứ Sáu, 18/06/2010